Từ thế kỷ 20 người ta đã sử dụng năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, bước đầu sử dụng năng lượng tái tạo để phát điện, nhằm phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân loại. Ngày nay, trữ lượng than, dầu, khí đang ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, khi dừng chúng để phát điện sẽ phát thải khí nhà kính vào khí quyển, trái đất ngày càng nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Các tai họa như hạn hán, bão lụt xảy ra trên toàn thể giới ngày càng trầm trọng. Do đó, ngay từ đầu thế kỷ 21 tổ chức năng lượng gió châu Âu (EWEA) đề xuất ưu tiên phát triển điện gió trên thế giới trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Kinh phí đầu tư cho 1 MW điện gió vào cuối thế kỷ 20 là 1 triệu USD. Theo tổ chức năng lượng gió châu Âu, dự kiến đầu tư cho các năm 2001-2006 khoảng 688.000 USD/MW; từ 2007-2011: 571.000 USD; từ 2011-2017: 496.000 USD; từ 2018-2020: 455.000 USD. Trong năm 2003, tại Blue Canyon (Oklahoma - Mỹ) chỉ có 840.000 USD/MW điện gió. Tại Việt Nam, năm 2004 đầu tư cho đảo Bạch Long Vĩ 800 kW điện gió + 414 kW đi-ê-den hết 938.150 USD. Đầu tư cho điện gió không lớn so với đầu tư cho các nhà máy điện khác tại Việt Nam: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí: 890.000 USD/MW, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình 2 gần 1 triệu USD/MW, Nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 3: 627.784 USD/MW, Nhà máy thủy điện Ngòi Thác (Lào Cai) 800 nghìn USD/MW, thủy điện Đại Ninh: 1,45 triệu USD/MW.
Theo bản. đồ phân bố các cấp tốc độ gió của tổ chức Khí tượng thế giới (1981) và bản đồ phân bố các cấp tốc độ gió của khu vực Đông Nam Á, do tổ chức True Wind Solutions LLC (Mỹ) lập theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, xuất bản năm 2001, cho thấy: Khu vục ven biển tự Bình Định đến Bình Thuận, Tây Nguyên, dãy Trường Sơn phía bắc trung bộ, nhiều nơi có tốc độ gió đạt từ 7.0; 8.0 và 9.0 m/giây, có thể phát điện với công suất lớn (nối lưới điện quốc gia), hầu hết ven biển còn lại trên lãnh thổ, một số nơi, vùng núi trong đất liền... tốc độ gió đạt từ 5.0 đến 6.0 m/giây, có thể khai thác gió kết hợp đi-ê-den để tạo nguồn điện độc lập cung cấp cho hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Gần đây, Việt Nam đã đưa vào vận hành tua-bin phát điện gió với công suất 800 kW kết hợp đi- ê-den có công suất 414 kW tại đảo Bạch Long Vĩ. Tổng công ty Điện lực Việt Nam đầu tư 142 tỷ đồng xây dựng hệ thống điện gió đi-ê-den tại đảo Phú Quý (Bình Thuận). Hiện có ba phương án xây dựng điện gió: Phương Mai I-30 MW đang triển khai xây đựng; Phương Mai II-36 MW và Phương Mai III-50 MW đang triển khai dự án khả thi. Trước đây, có dự án xây dựng điện gió với công suất 30 MW dưới dạng BOT tại Khánh Hòa và dự án đầu tư của Công ty Grabowski, với kinh phí 200 triệu USD tại Bình Định, nhưng rất tiếc cả hai dự án này không thành công, có thể do hai nơi này không có số liệu đo trục tiếp ở độ cao 60 m.
Theo bản đồ thế giới, bản đồ của True Wind Solutions, kết quả đo và tính tốc độ gió tại Bình Định là 7,0 m/giây. Nếu dùng tua-bin phù họp tốc độ gió tại Bình Định - NM 82/1500 và dùng công thức Betz để tính tổng điện năng năm: E = 5.870.952 kWh.
Nếu dùng 1.400 tua-bin NM 82/1500, tổng điện này sẽ đạt được: 8.219 triệu kWh, so với điện năng của nhà máy thủy điện sản xuất là 8.169 triệu kWh thì hai tổng điện năng này xấp xỉ nhau.
Kết quả nêu trên chỉ dùng cho dự án tiền khả thi, muốn xây dựng được dự án khả thi phải có số liệu đo trực tiếp ở độ cao 65 m tại những nơi để tua-bin phát điện gió... Do đó, cần có một đề tài khoa học đánh giá diện tích đặt tua-bin gió, xác định tổng công suất điện gió trẽn toàn lãnh thổ, làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và ngoài nưóc. .
Sử dụng điện gió sẽ tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, khắc phục khủng hoảng năng lượng trong tương lai. Ở nước ta có các dịện tích ven biển, thềm lục địa, vùng Tây Nguyên và các nơi khác trên lãnh thổ có nhiều tiềm năng về điện gió, rất cần được ưu tiên nghiên cứu, khai thác điện gió để cùng với các nguồn điện khác đáp ứng yêu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống.
Theo: TS. Nguyễn Văn Lưu – Nhân Dân (23/02)
posted by Van Chuong Do
No comments:
Post a Comment