ThS Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nêu quan điểm trước những thông tin cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục tiến hành những chiêu bài chuyển giá khủng, trốn thuế.
Cơ quan quản lý tiếp tay?
ThS Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới |
Thứ 2, phải có những chuyên gia phân tích theo dõi lĩnh vực một cách cẩn thận, không thể chỉ theo dõi con số vĩ mô để đưa đến kết luận.
Trong luật pháp phải có những định nghĩa, khái niệm rõ ràng, những tính toán cụ thể mới có thể quy trách nhiệm. Nhưng cũng nên nhớ một điều thuế là điểm để giành giật đầu tư nước ngoài, là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài bên cạnh các điều kiện như nguồn lao động, các cơ sở hạ tầng khác.
Trong khi, về vấn đề nguồn nhân lực ở Việt Nam thời gian vừa qua tưởng là lao động giá rẻ nhưng thực chất khi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lại phải đào tạo lại, mất thời gian nên thậm chí giá lao động còn đắt so với nhiều nước trong khu vực. Ngay cả chính sách thuế tưởng như là ưu đãi nhưng tham nhũng lớn, tính ra số tiền phải chi trả vẫn vậy.
PV: - Bên cạnh hành vi chuyển giá thông qua đơn giá xây dựng do nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng áp dụng như Keangnam Vina… một hình thức chuyển giá thông qua giá mua tài sản cố định từ bên liên kết nước ngoài cũng được các doanh nghiệp FDI áp dụng triệt để. Tiêu biểu là Cty Hualon Corporation, 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan-British Virgin Island đã thổi giá mua tài sản cố định là đống dây chuyền “phế thải” từ 400 nghìn USD lên 16 triệu USD, đồng thời đơn vị này cũng khai lỗ trong suốt 20 năm hoạt động.Như vậy, có thể đánh giá khả năng kiểm định của các cơ quan quản lý liên quan đến vấn đề này còn nhiều hạn chế không, Việt Nam đã 2 lần chịu thiệt khi vừa phải ưu đãi thuế cùng lúc trở thành nơi doanh nghiệp FDI đưa dây chuyền lạc hậu vào sản xuất ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, gây tác hại môi trường, sức khỏe của công nhân?ThS Bùi Ngọc Sơn: - Hành vi chuyển giá lộ liễu vẫn diễn ra đồng nghĩa với khả năng thẩm định của các cơ quan chức năng hạn chế hoặc đơn vị quản lý, giám sát đã đồng tình vì có thể đã được thông đồng. Nếu xác định rõ ràng đây là vụ lớn có thể thuê luật sư hoặc chuyên gia thẩm định để đưa ra án phạt nặng, không nhất thiết phải nể nang các doanh nghiệp dạng này.
Theo tôi, luật pháp phải được chấn chỉnh để khi xác nhận chi phí sản xuất, khi phát hiện những vụ lớn phải hành động nếu không hành động tức là quá kém cỏi hoặc nếu không dám thi hành tức là có động cơ đằng sau đó. Phải mở ra nhiều hướng nghi vấn đề điều tra.
Các cơ quan chức năng phải nắm được việc các doanh nghiệp mua thiết bị nguồn ngạch ở đâu, phải yêu cầu các doanh nghiệp khai báo rõ và nếu tính tổng cộng có thể thấy giá khai báo so với giá chuyên gia tính toán, những loại này đắt nhất là bao nhiêu để chứng tỏ là có sự báo khống hay không.
Công nghệ cao là một trong những lĩnh vực dễ phát sinh chuyển giá, trốn thuế. Ảnh TNO |
Cái gì cũng phải có giá, không thể ăn tất cả theo kiểu vừa đổ thiết bị lạc hậu vào Việt Nam nhưng Chính phủ không thu được gì, công nhân phải làm việc trong môi trường độc hại và nền công nghệ quốc gia không có gì.
Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, nhìn lại 20 năm xây dựng phát triển, nội địa hóa không, kỹ năng của công nhân cũng chỉ dừng lại ở việc lắp ráp, không doanh nghiệp FDI nào chuyển giao công nghệ. Lý do dẫn đến hiện tượng vừa nêu là do trong hệ thống để nhiều sơ hở, nhiều chính sách đưa ra bất lợi như vấn đề tỷ giá trong khi người láng giềng Trung Quốc đi trước Việt Nam về công nghệ và còn phá giá đồng tiền của họ.
Các doanh nghiệp FDI nhập hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn so với việc đầu tư sản xuất tại Việt Nam nên sẽ xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chỉ lập doanh nghiệp giả vờ sản xuất nhưng lại nhập giá rẻ từ Trung Quốc và đóng mác Việt Nam.
Tất cả những thứ này biến Việt Nam thành nơi tiêu thụ, thải loại công nghệ lạc hậu và cả rác của họ và ta không được hưởng gì nhiều; trong khi Trung Quốc thu lượm được nhiều thứ như công nghệ, vốn liếng, kỹ năng.
Hoặc như việc sản xuất một phụ tùng xe máy, rõ ràng ở Trung Quốc rất rẻ trong khi làm ở Việt Nam lỗ thì họ đến làm gì? Tổng công suất sản xuất khung xe máy ở Việt Nam kém xa với con số khung xe đăng ký để được hưởng thưởng nội địa hoá. Vụ việc này cho thấy số lượng lớn khung xe gọi là “nội địa hoá” đã được nhập lậu từ Trung Quốc. Như vậy các doanh nghiệp ăn lãi từ việc nhập lậu giá rẻ lại được hưởng “thưởng nội địa hoá”.
Thay đổi chế tài xử phạtPV: - Một trường hợp khác như Samsung, khi đầu tư vào Việt Nam đã được hưởng nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nhân công giá rẻ, thuế thu nhập doanh nghiệp… trong khi các doanh nghiệp nội hầu như không có, các doanh nghiệp nội cũng phải chịu thuế theo biểu mẫu.Mặc dù việc thu hút đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty lớn là cần thiết nhưng phải chăng nên có sự công bằng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nội? Lo ngại về việc doanh nghiệp nội “chết” vì các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở hay không, thưa ông?ThS Bùi Ngọc Sơn: - Tất nhiên, khi chấp nhận cho một doanh nghiệp FDI vào sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, thứ 2 là các dịch vụ về tài chính vận tải, thêm nữa là thu về thuế phí.
Đích lớn nhất của các quốc gia khi thu hút đầu tư nước ngoài là phải có chuyển giao công nghệ, và cái lợi quan trọng hơn giai đoạn đầu là xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ tức là khi được vào đây các doanh nghiệp FDI phải xây dựng một số lĩnh vực, mua sản phẩm của thị trường nội địa để Việt Nam phát triển tức là sức lan tỏa.
Nếu trường hợp của Samsung, có thể cho hưởng ưu đãi nhưng họ có nhập những cung ứng từ các nhà thầu Việt Nam hay không, lao động giải quyết được bao nhiêu, Chính phủ có thể chấp nhận thu ít để họ được hưởng thuế nhưng phải hiểu lao động, dịch vụ phải được lợi và đặc biệt phải chuyển giao công nghệ cho các công ty Việt Nam ở những phần nào.
Cuối cùng không giao, lại thành ra vào đây kiếm lời là chính, sau 10-20 năm họ ở đây Việt Nam lại không có gì ngoài việc trở thành nơi lắp ráp sẽ là thất bại. Còn nếu Việt Nam đã làm tất cả mọi việc họ vẫn không đưa công nghệ vào có thể họ đặt cơ sở chỗ khác hoặc chính sách của mình liên quan đến tỷ giá chẳng hạn làm người ta thấy rằng việc người ta vào Việt Nam sẽ không thể có lãi còn nếu tỷ giá đảm bảo nhập là lỗ thì chắc chắn nó sẽ phải vào Việt Nam và tìm các nhà hợp tác trong nước.
Hành vi chuyển giá lộ liễu vẫn diễn ra đồng nghĩa với khả năng thẩm định hạn chế hoặc có sự tiếp tay của các cơ quan quản lý. |
Còn Việt Nam nếu thay đổi tỷ giá như Trung Quốc thì toàn bộ doanh nghiệp nhà nước sẽ chết hết, vì các doanh nghiệp nhà nước không xuất khẩu mà chỉ bán trong nước, trông chờ vào nhập khẩu, khi họ nhập khẩu nguyên liệu là 1 USD, bỏ 20.000 đồng mua được nguyên liệu nhưng nâng lên 25.000 đồng mà bán trong nước sẽ lỗ.
Nhưng ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ rất có lợi vì xuất khẩu không cần bán 1 USD mà có thể bán 80 cent, hàng cạnh tranh bán nhiều và bán thị trường rộng lớn và có thể mở rộng sản xuất thoải mái, lao động sẽ tăng lên thậm chí tạo thành sức hút, các công ty nước ngoài cũng thích tham gia vào thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Nếu như thế này chỉ bảo vệ doanh nghiệp nhập và bán ở Việt Nam nên bằng chứng là các doanh nghiệp vào Việt Nam bán hàng ở Việt Nam, không xuất, và nếu xuất phải được hưởng ưu đãi rất lớn mới xuất được.
Thị trường được mở rộng, người dân và cả nền kinh tế mới phát triển bền vững còn bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả như hiện nay sẽ khiến nền kinh tế trì trệ. Phải tìm ra hướng làm ăn và tập trung vào những đối tượng mang lợi nhiều cho nền kinh tế thay vì lập luận và giải thích vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, rồi cuối cùng sẽ hỏng, và cả nền kinh tế sẽ kiệt quệ vì điều đó.
Tôi nói thẳng, với chế độ tỷ giá như hiện nay đừng bao giờ nghĩ đến việc xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ và suốt đời đi làm thuê, trong nhà có gì mang đi bán, đào mỏ đi bán.
PV: - Theo ông, việc phát hiện hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI sẽ có những khó khăn gì? Được biết tại một số nước trên thế giới trung bình một cuộc thanh tra chống chuyển giá kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng, thậm chí kéo dài đến 13 năm và không quốc gia nào khống chế thời hạn của một cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng nhưng tại Việt Nam, thời gian thanh tra dài nhất theo Luật Thanh tra cũng chỉ được phép trong 70 ngày. Cơ quan quản lý Việt Nam đã không đánh giá được những khó khăn khi thanh kiểm tra hay tự tin trong thời gian ngắn có thể nhận biết hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp hoặc chỉ đưa ra con số 70 ngày cho có?ThS Bùi Ngọc Sơn: - Việc phát hiện hành vi chuyển giá, về mặt khách quan, phải có đầu mối kiểm chứng giá kê khai, vấn đề pháp lý của nước khác, luật pháp quốc tế, nguồn thông tin gián tiếp, trực tiếp đối xứng để kiểm chứng và tính chất pháp lý đến đâu để mang ra tòa án.
Khó khăn là vấn đề pháp lý tốn kém nhưng dù tốn vẫn phải làm mới ngăn chặn được và xác định chấp nhận tốn khi tốn xong rồi phải xử nặng, tất cả những chi phí đó người thua cuộc đều phải chịu, quá trình này đòi hỏi ý chí đã làm phải làm tới nơi tới chốn.
Về mặt chủ quan phải có chuyên gia hiểu biết lĩnh vực, có kỹ năng và có nhân cách không thể vì động cơ cá nhân hay tồn tại tư duy tham nhũng.
Đụng đến luật pháp là câu chuyện dài hơi, riêng việc đi thu thập thông tin, đủ các chứng cứ căn cứ luật pháp ở các nước thì 70 ngày không thể đủ được. Theo tôi cần phải xem lại cho đến khi nào xong vì có những vụ hàng năm hoặc lâu hơn nên hệ thống luật pháp phải làm thường xuyên.
Đây là một trong những sơ hở của luật nên bản thân các doanh nghiệp nước ngoài đó nếu chỉ cần gây ra vài rắc rối trong quá trình thu thập thông tin, sẽ bị quá thời hạn và không xử lý tiếp được cuối cùng không làm gì được họ.
PV: -Liên quan đến các chế tài xử phạt, theo nhiều chuyên gia về thuế, chế tài xử phạt về chuyển giá cần nặng hơn, thay vì chỉ phạt như hành vi kê khai sai thuế hiện nay, ông có đồng tình với quan điểm này không?Xin ông cho biết, Việt Nam cần làm gì để tiếp tục kêu gọi sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, vừa đảm bảo họ đóng thuế đầy đủ khi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam?ThS Bùi Ngọc Sơn: - Chắc chắn phải có sự thay đổi chế tài xử phạt nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải có Tòa án kinh tế đủ mạnh. Nên nghĩ đến hướng đào tạo chuyên gia mạnh vì Việt Nam đã hội nhập, với khối lượng quy mô của nền kinh tế lớn, khối lượng giao dịch, chủng loại giao dịch, xung đột giao dịch càng ngày càng lớn và phức tạp. Không có toàn án kinh tế mạnh, hệ thống luật pháp quy củ, chuyên gia được đào tạo bài bản đủ mạnh thì không thể có năng lực để xử lý những việc này.
Khi một nước Tòa án kinh tế không có vai trò hoặc không hoạt động nhiều người ta dễ nghĩ quốc gia này tồn tại nhiều các hoạt động giao dịch ngầm với Chính phủ và được thỏa thuận với Chính phủ.
Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào bất kỳ đất nước nào sẽ xét đến chi phí họ bỏ ra và lợi nhuận họ có thể thu về. Nếu bắt họ đóng thuế đầy đủ phải có bằng chứng yêu cầu họ đóng đúng nhưng quan trọng khi họ đóng phần đó phải có những cải cách hành chính còn nếu người ta chi cho rồi còn tiếp tục phải chi những khoản nằm ngoài dự tính họ sẽ bỏ.
Nếu thuế thấp hơn các nước khác mà các doanh nghiệp vẫn bỏ đi nghĩa là có thể nạn tham nhũng quá mức hoặc có thể cơ sở hạ tầng không đảm bảo hoặc nguồn nhân lực yếu kém.
Nếu minh bạch được vấn đề Tòa án kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể xử phạt những doanh nghiệp FDI đã làm sai, và chắc chắn họ cũng sẵn sàng chấp nhận nhưng phải công bằng với tất cả các doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
No comments:
Post a Comment