Wednesday, October 1, 2014

4000 tỷ SGK điện tử: Đốt tiền, không hiệu quả

Baodatviet, ngày 25/08/2014, http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/4000-ty-sgk-dien-tu-dot-tien-khong-hieu-qua-3054410/,       Đề án là một con số khổng lồ khiến cho nhiều người dân ngỡ ngàng mà hiệu quả trước mắt thực tế còn chưa thấy rõ”.

Đề án dự kiến chi 4.000 tỷ đồng cho SGK điện tử của của Sở GDĐT TP HCM đang vấp phải sự phản ứng của nhiều người vì quá lãng phí.
Đại diện Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM hé lộ: “Theo nội dung đề án mà chúng tôi nhận được, kinh phí sẽ từ 3.900-4.400 tỉ đồng, trong đó xã hội hóa 27-32%”.
Trả lời VOV, GS Trần Hải Linh, giảng viên Đại học Inha, Hàn Quốc cho rằng, nếu thực hiện được việc số hóa sách giáo khoa thì học sinh tiểu học ở Việt Nam sẽ đỡ vất vả vì hàng ngày không phải cõng trên lưng một khối lượng lớn sách vở đến trường.
4.000 tỷ “số hóa” SGK: Chỉ loay hoay tìm cách tiêu tiền?
4.000 tỷ “số hóa” SGK: Chỉ loay hoay tìm cách tiêu tiền?
Nhưng câu hỏi đặt ra là có phải gia đình nào cũng có thể tham gia chương trình này hay không? Khi trong thực trạng hiện nay là lo cho con đủ điều kiện đi học thôi cũng đã là khá vất vả đối với đa số các gia đình. Rồi cách quản lý thiết bị này sẽ như thế nào? Các giáo viên cần bao nhiêu thời gian để làm quen và dạy học sinh qua thiết bị này?
Giáo sư Trần Hải Linh cũng băn khoăn việc dạy học bằng máy tính bảng có hạn chế các hoạt động kỹ năng sống, phát triển của các em?. Việc tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử có ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe các em không? Những câu hỏi này cần được giải quyết và xem xét sao cho phù hợp với tình hình của gia đình có trẻ nhỏ trong độ tuổi này ở Việt Nam.
Thầy Linh lưu ý, khi đề xuất hay thực hiện phải lắng nghe nguyện vọng, nhu cầu và ý kiến của các bậc phụ huynh, thậm chí ngay cả các em học sinh của mình.
Bởi lẽ, giá mỗi chiếc máy tính bảng sẽ có giá từ 3-5 triệu đồng. Theo đề án này thì chi phí sẽ do tự phụ huynh phải trả, ngân sách chỉ hỗ trợ cho đối tượng chính sách. Đây là một khoản tiền cũng không hề nhỏ đối với mỗi gia đình còn đang khó khăn.
Còn các khoản tiền đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất, theo đề án kinh phí để đào tạo đội ngũ Hiệu trưởng ở nước ngoài là 250 triệu đồng/người, giáo viên là 55 triệu đồng/người, nếu tính khoảng 450 trường tiểu học tham gia dự án là 450 Hiệu trưởng và kèm theo đó là hàng ngàn giáo viên. “Vậy khi nhân lên tổng chi phí sẽ có một con số sẽ khiến cho nhiều người dân ngỡ ngàng mà hiệu quả trước mắt thực tế còn chưa thấy rõ”.
Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, thầy Linh cho biết, các trường sẽ xây dựng chỉ một vài phòng học chung, những phòng học này thường được gọi là phòng học “thông minh”. Các phòng này sẽ được trang bị đầy đủ các chương trình học trên máy tính với các phần mềm hỗ trợ trực tuyến, máy chiếu, màn hình lớn hoặc các dụng cụ giáo dục trực quan điện tử hiện đại... Những phòng này được phục vụ chung cho nhu cầu học tập và đủ để đáp ứng cho học sinh của cả trường.
“Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại TP.HCM” được đưa ra cách đây đúng một tháng.
Theo đề án này, mỗi học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 cần trang bị một bút chấm đọc điện tử và một máy tính bảng có cài đặt sách giáo khoa điện tử. Ngân sách TP hỗ trợ 5.334 học sinh thuộc diện đối tượng chính sách. Số học sinh còn lại (hơn 321.000 em) phụ huynh phải tự trang bị.
Dự thảo cũng trình ra 5 lựa chọn máy tính bảng với giá dao động từ 3-5 triệu đồng/máy, kích cỡ màn hình từ 7-10,1 inch.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng tại nước ngoài trong bốn tuần là 250 triệu đồng/người; Đào tạo giáo viên theo hình thức tổ chức tập trung trong nước, cấp chứng chỉ quốc tế: thời gian ba tháng, chi phí 55 triệu đồng/người.
Kinh phí khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học: hơn 1 tỉ đồng;Kinh phí xây dựng trường tiểu học mô hình mới: 2,2 tỉ đồng;Xây dựng sách giáo khoa điện tử và chương trình đào tạo: 1 tỉ đồng;Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin: hơn 730 tỉ đồng. Đầu tư phòng họp trực tuyến: gần 500 tỉ đồng (mỗi trường một phòng trị giá hơn 1 tỉ đồng).
TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Phòng Phát triển Chiến lược Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM - cho rằng quan trọng nhất của SGK điện tử là việc biên tập nội dung trên máy như thế nào? Nếu chỉ là sao chép từ SGK đang dùng bao lâu nay thì không ổn vì sách phải hướng đến tính ứng dụng, tương tác, tự học cho học sinh thì mới là giáo dục.
Theo ông Dũng, đối tượng hợp lý nhất sử dụng SGK điện tử là bậc THCS, còn lý do sở chọn bậc tiểu học có thể vì nội dung học ở lớp nhỏ đơn giản, dễ biên tập hơn. Nếu chỉ đơn thuần là số hóa nội dung bài giảng thì rất nguy hiểm bởi sẽ trở thành món nợ cho người học” - TS Dũng nhận định.
Hiệu trưởng một trường quốc tế tại TP HCM cho biết ngay cả ở những nước tiên tiến, họ cũng không làm riêng một bộ SGK điện tử.
An An (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment