Chia sẻ với Đất Việt, ngày 25/8, ông Thi vô cùng băn khoăn trước đề án thí điểm đưa (SGK) điện tử và máy tính bảng vào trường tiểu học công lập tại TPHCM, bước đầu dành cho học sinh lớp 1,2 và 3.
Tiền ở đâu ra?
Việc đầu tiên ông Thi quan tâm đó chính là, vấn đề tài chính. Ông cho biết: "Tôi chưa theo dõi kỹ về đề án này, nhưng trước hết điều tôi quan tâm đó chính là ai bỏ tiền ra mua máy. Có hai trường hợp, một là, nếu gia đình học sinh phải tự bỏ tiền ra thì tôi chắc chắn là hơi quá sức của các gia đình VN.
Hai là, nếu TPHCM cho hoàn toàn kinh phí thì lại được hoan nghênh, nhưng gia đình phải bỏ thì nó không phù hợp với nhiều gia đình. Điều đó có nghĩa, vấn đề lớn nhất là tiền ở đâu ra?".
Trong đề án, TPHCM cũng nói rõ, 70% sẽ lấy từ ngân sách của thành phố, còn 30% sẽ là nguồn xã hội hóa, thế 30% này là đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Tuy vậy, không thể tin tưởng các phụ huynh sẽ đồng tình. Biết rằng nhà nước ủng hộ 70% là rất tốt, nhưng 30% còn lại không phải gia đình nào cũng đóng được. Nếu bắt buộc thì trái với nguyên tắc, vì không thể bắt phụ huynh bỏ tiền ra trang bị, hoàn toàn không được.
Tiền đầu tư cho dự án sẽ lấy ở đâu
|
Bên cạnh đó, ông Thi chia sẻ: "Tôi còn chưa nói đến việc SGK điện tử đã tốt thực sự hay chưa. Tôi tin chắc không có SGK nào thay thế hoàn toàn được SGK bình thường hiện nay, tất nhiên được 1 phần chứ không phải tất cả".
Thế nhưng, theo ông cái đó lại là chuyện khác, còn vấn đề mang tính chất yếu tố kỹ thuật, yếu tố tài chính thì cũng phải cẩn thận xem xét. Nếu nhà nước tặng 100% thì phụ huynh sẽ hoan nghênh, nhưng phải đóng 1 phần tiền thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Còn nếu bắt buộc theo 1 dự án mà dự án không thể bắt buộc đối với giáo dục đại trà thì không thể chấp nhận được.
Chưa thấy nước nào thay hoàn toàn SGK giấy
Trước việc, TPHCM cho rằng việc học sinh dùng máy tính sẽ tốt hơn nhiều so với các em phải mang SGK đi rất nặng, tiện cho cô giáo quản lý, ông Thi lý lẽ: "Tôi phải nói không chỉ học sinh lớp 1, 2, 3, mọi người nói chung kể cả người lớn, SGK điện tử, tài liệu điện tử không thể thay thế hoàn toàn triệt để những văn bản bằng giấy, có thể thay thế nhiều nhưng không phải tất cả".
Bởi theo ông Thi, đừng nói dùng phương tiện điện tử là tốt hơn những phương tiện khác, đúng là nó sẽ có cái tiện lợi trong công việc, nhưng tùy hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nhất định, chứ không phải hoàn toàn. Cũng như báo điện tử ra đời nhưng báo giấy không thể hoàn toàn chết.
Ông Thi cũng đặt ra giả thiết, bây giờ thử chỉ đọc mỗi tài liệu điện tử thì có thoải mái hay không, trong hoàn cảnh cụ thể mình sử dụng các văn bản điện tử đôi khi phải tiếp tục duy trì văn bản bằng giấy lúc cần thiết.
Vì vậy, phải tính toán kỹ, vì sức khỏe của các em, nó có ảnh hưởng đến thị lực, đầu óc của các em hay không?
"Tôi chưa thấy ở bất kỳ nước nào dùng điện tử để thay thế hoàn toàn SGK giấy, mà họ chỉ áp dụng như một phương tiện thay thế 1 phần, trong điều kiện, tình huống cụ thể, rất hiệu quả. Thay thế toàn bộ triệt để thì hoàn toàn không có", ông Thi nhận định.
Liệu có lợi ích nhóm ở đây?
Nhắc lại vấn đề mà mình quan tâm nhất, ông Thi đưa ra những giả định, việc bắt phụ huynh móc tiền túi ra lo cho con em mình, có thể đặt câu hỏi có lợi ích nhóm nào ở đây không?
Vì ông thiết nghĩ, để làm được thì các DN bán máy tính bảng có được lợi quá nhiều từ đây, nên cần phải cân đo xem có lợi ích nhóm ở đây không, ngay việc làm đồng phục học sinh, phong trào khác đều le lói tiêu cực trong đó.
Quan trọng không phải phụ huynh nào cũng chấp nhận bỏ tiền túi ra cho dù 1 phần, cái này phải tự nguyện không thể bắt buộc.
Dưới góc độ nhìn nhận khách quan, ông Thi cho hay: "Ngân sách có thể hữu ích hơn khi dùng vào việc khác, dù tiêu tốn, lãng phí, không trách nhiệm nhưng tốt cho học sinh thì tạm chấp nhận. Nhưng người dân bỏ ra thì phải làm sao cho thích đáng. Điều quan trọng nhất là trả lời được câu hỏi: "Nó nằm trong khoản tiền bắt buộc bố mẹ các em bỏ ra hay không?".
Trước đó, chia sẻ với Đất Việt, ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết đây là một đề án đúng đắn và cần thiết.
Về nguồn kinh phí đầu tư cho đề án này, ông Hoàng cho biết: "Đầu tiên phải ước lượng được kinh phí của tổng đề án, chưa nói kinh phí được lấy từ nguồn nào, nếu trang bị hết cho học sinh lớp 1,2,3 của TP.HCM sẽ mất khoảng 4000 tỷ đồng".
Và hướng giải pháp kinh phí này, theo ông Hoàng đương nhiên 1 phần sẽ lấy từ ngân sách của thành phố, có thể nói là phần lớn, còn nguồn XH hóa thì Sở vẫn còn suy nghĩ, xem xét.
Trước ý kiến cho rằng đây là một con số lớn, ông Hoàng nhận định: "Dự án nào cũng phải chi kinh phí và dự án lớp học thông minh này nó càng tốn kinh phí hơn nữa, chúng tôi những người làm đề án trực tiếp cũng phải nghiên cứu kỹ, chứ không phải bôi ra để lấy tiền trục lợi".
Tuy nhiên, Sở biết rõ, ngân sách không thể chịu được toàn bộ 4000 tỷ đồng, nên phải có thêm nguồn vốn XH hóa, nhưng XH hóa ở mức độ nào thì Sở vẫn phải tính. Chính lão CVP THCM cũng cho rằng: "Cái khó nhất hiện nay là khái toán được tổng kinh phí, để tìm nguồn đầu tư, chứ không phải 4000 tỷ này là nhà nước hay phụ huynh phải chi ra".
Thanh Huyền
No comments:
Post a Comment