Hai tổ chức này đã thực hiện công việc chung này từ năm 2007 đến nay. Trong năm nay, họ nêu ra danh sách các điểm nhiễm bẩn nhất thế giới với ước tính sức khỏe của hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm tại thế giới đang phát triển.
Dưới đây là 10 nơi ô nhiễm nhất trong năm 2013 mà Viện Blacksmith và Green Cross Switzerland nhưng hai tổ chức này không xếp hạng theo thứ tự.
Norilsk, Nga
Norilsk là một thành phố công nghiệp ở vùng Siberia, nơi mỗi năm có tới gần 500 tấn niken và đồng ôxít cùng 2 triệu tấn lưu huỳnh điôxít được thải ra không khí. Tuổi thọ của các công nhân nhà máy ở Norilsk thấp hơn 10 năm so với mức trung bình của người Nga.
Châu thổ sông Niger, Nigeria
Một số lượng người không xác định đang chịu ảnh hưởng từ ngành công nghiệp xăng dầu đang phát triển nhanh chóng ở vùng đông dân này của châu Phi, nơi có tới gần 7.000 vụ việc liên quan đến nạn dầu tràn kể từ năm 1976 đến 2001. Báo cáo cho biết, khoảng 2 triệu thùng dầu được hút lên từ vùng châu thổ này mỗi ngày trong năm ngoái.
Chernobyl, Ukraine
Thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới ở Chernobyl năm 1986 thải ra lượng phóng xa cao gấp hơn 100 lần so với các quả bom nguyên tử nã xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật). Những thương tổn ngoài da, các căn bệnh về hô hấp, vô sinh và khuyết tật bẩm sinh đã ảnh hưởng đến dân chúng những khu vực bị nhiễm xạ ở Belarus, Nga và Ukraine trong nhiều năm. Thảm họa này cũng liên quan đến hơn 4.000 trường hợp bị ung thư tuyến giáp. Ô nhiễm ở Chernobyl ước tính ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người.
Dzershinsk, Nga
Là một địa điểm sản xuất hóa chất lớn tại Nga, Dzershinsk có hàm lượng các chất gây ô nhiễm như dioxin và phenol trong nước rất cao. Người dân địa phương bị đủ các loại bệnh và ung thư liên quan đến mắt, phổi và thận. Tuổi thọ ở thành phố này chỉ là 47 với nữ và 42 đối với nam.
Sông Citarum, Indonesia
Hơn 500.000 người trực tiếp bị ảnh hưởng và có tới 5 triệu người chịu tác động gián tiếp, bởi ô nhiễm hóa học ở lòng chảo Sông Citarum thuộc Tây Java. Hàm lượng các chất chì, nhôm, mangan và sắt ở nước sông cao hơn nhiều lần so với mức trung bình của thế giới vì ô nhiễm từ các nguồn công nghiệp.
Agbogbloshie, Ghana
Bãi rác ở thủ đô Accra của Ghana là nơi xử lý rác thải điện tử lớn thứ 2 ở Tây Phi. Khi các dây cáp đồ điện tử như lò vi sóng và máy vi tính được đốt để lấy lõi đồng bên trong thì kim loại có thể lẫn vào khói và ngấm vào đất. Ước tính 40.000 người bị ảnh hưởng từ hiểm họa ô nhiễm này.
Hazaribagh, Bangladesh
Các xưởng thuộc da sử dụng các phương pháp xử lý cũ kỹ, lỗi thời và kém hiệu quả đã thải ra 22.000 lít khối rác thải độc hại mỗi ngày vào con sông chính của thành phố, ảnh hưởng đến 160.000 người. Lượng rác này gồm cả hóa chất crom hóa trị sáu gây ung thư.
Kalimantan, Indonesia
Nằm trên đảo Borneo, Kalimantan và các khu vực bao quanh bị nhiễm nặng thủy ngân do chất này được dùng để khai thác vàng, ảnh hưởng đến khoảng 225.000 người.
Matanza Riachuelo, Argentina
Vùng lòng chảo con sông dài 60km này ở Buenos Aires có ít nhất 15.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Kết quả là đất dọc hai bờ sông bị nhiễm các loại kim loại nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 20.000 người trong khu vực.
Kabwe, Zambia
Nhiều thập niên khai thác chì bừa bãi ở thành phố châu Phi này đã gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người dân Kabwe, nơi hơn 300.000 người được cho là bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Năm 2006, lượng chì trong máu trẻ em ở Kabwe được phát hiện cao gấp 5-10 lần mức được khuyến nghị.
Thanh Hảo (Theo THX, Scientific American)
No comments:
Post a Comment