Đặc biệt tại xứ Wales lần này còn diễn ra cuộc họp Ủy ban NATO - UKRAINA, cũng như các cuộc gặp gỡ riêng biệt giữa tổng thống Ukraina Poroshenko với tổng thống Mỹ Obama, thủ tướng Đức Merkel, thủ tướng Anh Cameron, tổng thống Pháp Hollande và thủ tướng Ý Renzi. Rất tiếc rằng, sự kỳ vọng của dư luận về một giải pháp cụ thể dành cho cho Ukraina vẫn chưa có gì mới, cuộc họp đã kết thúc với những kết quả tương tự như các cuộc họp trước đó. Tổng thống Ukraina nhận được tín hiệu và sự trả lời của các nguyên thủ quốc gia các nước trên là sẽ không có phương án hỗ trợ giải quyết xung đột bằng biện pháp Quân sự, mặc dù phía Ukraina chỉ yêu cầu được cung cấp các loại vũ khí chính xác cao và hệ thống trinh sát để đối phó với lực lượng phe ly khai đang được trang bị vũ khí hạng nặng của Nga, cũng như với quân đội Nga đã được tăng cường trên lãnh thổ Ukraina trong những thời gian gần đây. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn giữa Ukraina với phe ly khai, dù thực tế họ cũng biết rằng ở Ukraina hiện có gần 300 xe tăng và hơn bốn ngàn binh lính Nga.
Tổng thư ký NATO Rasmussen đã có những lời phát biểu mạnh mẽ, cứng rắn trực tiếp nhằm vào Nga: Nga đang có cuộc chiến tranh với Ukraina trên lãnh thổ Ukraina, quân đội Nga và xe tăng Nga tấn công quân đội Ukraina. Để tiến tới hòa bình, Nga đã không thực hiện bất cứ điều gì để đạt được nó. Thay vì tìm một giải pháp nhằm chấm dứt sự leo thang của cuộc khủng hoảng, Nga đã chỉ làm cho nó trầm trọng hơn. Những gì đang xảy ra ở Ukraina đã có tác động nghiêm trọng đối với an ninh và sự ổn định của khu vực châu Âu, bắc Đại Tây Dương. Chúng tôi luôn đồng lòng ủng hộ vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina với nguyên tắc đường biên giới được quốc tế công nhận, chúng tôi cực lực lên án những vi phạm luật pháp quốc tế liên tục của Nga. Nga nên chấm dứt hành động hiếu chiến chống lại Ukraina, rút ngay hàng ngàn quân lính ra khỏi lãnh thổ Ukraina và khu vực biên giới, ngừng hỗ trợ phe ly khai tại Ukraina. Chúng tôi cũng kêu gọi Nga từ bỏ sự ly khai sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea điều mà chúng tôi không chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận. Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, khi một quốc gia châu Âu dùng sức mạnh quân sự đi xâm chiếm lãnh thổ của một nước khác, vũ lực của kẻ mạnh không thể thay thế cho nguyên tắc luật pháp Quốc tế tại Châu Âu. Điều này rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi: để giải quyết khủng hoảng Ukraina mà thực chất là một sự xâm lược của Nga, NATO không lựa chọn một phương án quân sự, ví dụ như cung cấp cho Ukraina vũ khí chính xác cao để chống lại quân đội Nga, ông Rasmussen cho biết: tôi không nghĩ rằng, bất cứ ai đều không muốn dùng một cuộc chiến tranh hoặc xung đột vũ trang để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi tin rằng cách tốt nhất, tìm kiếm một giải pháp chính trị và tạo điều kiện để thực hiện nó. Tôi khẳng định rằng, nếu Nga tiếp tục xâm lược Ukraina, cộng đồng quốc tế sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn, khắc nghiệt hơn, đánh thẳng vào nền kinh tế Nga và Nga sẽ tiếp tục bị cô lập hơn nữa.
Như vậy rõ ràng là quan điểm của NATO, của cộng đồng châu Âu trong vấn đề giải quyết khủng hoảng Ukraina qua hội nghị thượng đỉnh NATO lần này cũng chính là quan điểm hay có thể gọi là phiên bản của thủ tướng Đức Angela Merkel, người trước đó đã ra tuyên bố phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Tổng thư ký NATO Rasmussen đã có những lời phát biểu mạnh mẽ, cứng rắn trực tiếp nhằm vào Nga: Nga đang có cuộc chiến tranh với Ukraina trên lãnh thổ Ukraina, quân đội Nga và xe tăng Nga tấn công quân đội Ukraina. Để tiến tới hòa bình, Nga đã không thực hiện bất cứ điều gì để đạt được nó. Thay vì tìm một giải pháp nhằm chấm dứt sự leo thang của cuộc khủng hoảng, Nga đã chỉ làm cho nó trầm trọng hơn. Những gì đang xảy ra ở Ukraina đã có tác động nghiêm trọng đối với an ninh và sự ổn định của khu vực châu Âu, bắc Đại Tây Dương. Chúng tôi luôn đồng lòng ủng hộ vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina với nguyên tắc đường biên giới được quốc tế công nhận, chúng tôi cực lực lên án những vi phạm luật pháp quốc tế liên tục của Nga. Nga nên chấm dứt hành động hiếu chiến chống lại Ukraina, rút ngay hàng ngàn quân lính ra khỏi lãnh thổ Ukraina và khu vực biên giới, ngừng hỗ trợ phe ly khai tại Ukraina. Chúng tôi cũng kêu gọi Nga từ bỏ sự ly khai sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea điều mà chúng tôi không chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận. Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, khi một quốc gia châu Âu dùng sức mạnh quân sự đi xâm chiếm lãnh thổ của một nước khác, vũ lực của kẻ mạnh không thể thay thế cho nguyên tắc luật pháp Quốc tế tại Châu Âu. Điều này rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi: để giải quyết khủng hoảng Ukraina mà thực chất là một sự xâm lược của Nga, NATO không lựa chọn một phương án quân sự, ví dụ như cung cấp cho Ukraina vũ khí chính xác cao để chống lại quân đội Nga, ông Rasmussen cho biết: tôi không nghĩ rằng, bất cứ ai đều không muốn dùng một cuộc chiến tranh hoặc xung đột vũ trang để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi tin rằng cách tốt nhất, tìm kiếm một giải pháp chính trị và tạo điều kiện để thực hiện nó. Tôi khẳng định rằng, nếu Nga tiếp tục xâm lược Ukraina, cộng đồng quốc tế sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn, khắc nghiệt hơn, đánh thẳng vào nền kinh tế Nga và Nga sẽ tiếp tục bị cô lập hơn nữa.
Như vậy rõ ràng là quan điểm của NATO, của cộng đồng châu Âu trong vấn đề giải quyết khủng hoảng Ukraina qua hội nghị thượng đỉnh NATO lần này cũng chính là quan điểm hay có thể gọi là phiên bản của thủ tướng Đức Angela Merkel, người trước đó đã ra tuyên bố phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Về phía Ukraina, mặc dù nhận được sự ủng hộ có thể nói về mặt tinh thần rất lớn của cộng đồng thế giới, tổng thống Ukraina Poroshenko được chào đón và ủng hộ tại các hội nghị thượng đỉnh NATO, EU nhưng Ukraina vẫn chưa nhìn thấy những bước tiến cụ thể để tiến gần đến một giải pháp hòa bình, giải quyết vấn đề khu vực Donbass, chưa nhìn thấy một quyết định cụ thể hay câu trả lời của NATO, EU để buộc Nga phải rút quân đội khỏi Ukraina, ngừng hỗ trợ vũ khí cho quân ly khai! và như vậy liệu vùng Donbass của Ukraina có thể sẽ giống như một Pridnestrovia Moldova mới?
Có lẽ cả Nga và EU đều không muốn một cuộc chiến tranh lan rộng tại Ukraina và đất nước Ukraina càng không cần thiết điều này.
Quyết định ngừng bắn cũng là một phương án rất tốt đối với Ukraina. Hy vọng rằng phía Nga thực sự nghiêm túc trong việc tìm kiếm hòa bình và cũng tin tưởng rằng tổng thống Ukraina Poroshenko- một nhà chính trị, nhà ngoại giao kinh nghiệm, một doanh nhân giỏi và hơn cả là một con người yêu nước sẽ bảo vệ được lợi ích của đất nước Ukraina trong các cuộc đàm phán với Nga. Trước mắt Ukraina cần phải bảo vệ vững chắc các thành phố chiến lược trong đó có thành phố Mariupol Đông Nam Ukraina để tránh một âm mưu dưới một tuyên bố hòa bình của Nga có thể tạo ra một hành lang chiến lược nối liền Đông Nam Ukraina với Crimea.
No comments:
Post a Comment